Dịch vụ đồng sơn xe hơi cao cấp - Garage Quê Hương - Ô Tô Sao Việt



ĐỒNG SƠN Ô TÔ LÀ GÌ?

Đồng sơn ô tô là những kỹ thuật nhằm sửa chữa, lấy lại diện mạo, hình dáng và màu sơn ban đầu của một chi tiết, bộ phận trên xe hay toàn bộ xe. Khi đồng sơn, xe trải qua 2 giai đoạn là làm đồng gồm các kỹ thuật như gò, chà, nắn kéo… và làm sơn gồm nhiều bước can thiệp vào từng lớp sơn, từng chi tiết nhỏ để đem lại màu sơn chuẩn xác, có độ mịn và bóng như sơn gốc

Sơn xe hơi cao cấp – Garage Quê Hương

YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỒNG SƠN XE HƠI CAO CẤP:

  • Khung sườn xe bị cong, vênh, móp phải được ép, nắn thẳng tuyêt đối bằng kích thủy lực, cáp kéo.
  • Thân vỏ xe bị móp méo, rách phải được gò hàn, giật, mài phẳng về đúng form xe lúc mới xuất xưởng.

 

Làm đồng xe hơi – Garage Quê Hương 

  • Lớp sơn cũ phải được trà dọn sạch. Và các lớp sơn lót phải được thực hiện đúng quy trình.
  • Phần nền phải được làm bằng bả matit chuyên dùng cho xe hơi, bả và trà nhiều lần theo form xe sao cho bề mặt phẳng, mịn.
  • Toàn bộ vật liệu gồm bả matit, màu sơn, bóng sơn phải dùng vật liệu sơn cao cấp. Pha  sơn đúng tỉ lệ, đúng mã màu bằng máy pha sơn vi tính sau đó hiệu chỉnh màu sơn để đạt độ chính xác tuyệt đối trong tường hợp sơn 1 bộ phận xe.

Đồng sơn ô tô chuyên nghiệp – Garage Quê Hương

  • Sơn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ phẳng của thân, vỏ xe và độ dày, độ mịn của màu sơn, giúp xe lấy lại ngoại hình như mới.
  • Lớp sơn phải đảm bảo độ bền theo thời gian, chịu được các tác nhân gây hại bởi thời tiết mưa nắng, nhiệt độ mà không nhăn sơn, bong tróc sơn.

Sơn xe hơi cao cấp – Garage Quê Hương 

QUY TRÌNH PHA SƠN Ô TÔ CHUẨN 

1. Tra mã màu

Kỹ thuật viên sẽ tiến hành so màu chiếc xe cần sửa với tập thẻ mã số màu của loại xe đó để chọn ra thẻ tương thích . Chuyên viên pha sơn cần xác định diện tích bề mặt cần sơn để tính ra lượng sơn đủ dùng. Việc xác định này dựa theo ba-rem định lượng sơn do hãng sơn cung cấp, cho từng module như thân, vỏ, khung, sườn các loại xe.

 

Tra mã màu sơn ô tô 

2. Xác định khối lượng sơn và phẩm chất màu sơn xe:

Đối với trường hợp sơn tút những mảng sơn nhỏ không chiếm hết một module định lượng, kỹ thuật viên sẽ tự xác định khối lượng sơn cần thiết theo kinh nghiệm, sai số không đáng kể.

Chuyên gia pha sơn cũng cần đánh giá kỹ lưỡng những phẩm chất thực của màu sơn xe trên từng bộ phận xe như độ bạc nhiệt (nắp khoang hành lý, nắp ca-pô, mui xe…), bạc gió (mũi xe, cản trước, lưng gương,…), độ xuống màu chung theo thời gian sử dụngđể gia giảm công thức lúc pha sơn, tạo mảng màu mới trùng hoàn toàn với thân xe cũ.

3. Công thức và lượng sơn:

Bước tiếp theo cần làm là tính công thức và lượng sơn cần pha trên máy tính. Kỹ thuật viên nhập tên xe, mã số màu và tổng khối lượng sơn cần pha vào bảng tra trên máy tính. Phần mềm chuyên dụng do hãng sản xuất cung cấp kèm theo dây chuyền sơn lập tức tính ra tỷ lệ các màu sơn thành phần để pha ra màu sơn xe.

 

Pha sơn xe hơi cao cấp – Garage Quê Hương 

4. Kỹ thuật pha sơn:

Căn cứ khối lượng tổng mà kỹ thuật viên nhập vào, khối lượng từng màu sơn thành phần cũng được xác định chính xác tới 1/10 gam. Sau lệnh in, kỹ thuật viên sơn sẽ có trong tay chỉ dẫn công thức pha màu sơn với khối lượng sơn cần cho chiếc xe đang sửa chữa.

Với những dòng xe đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường thì công thức pha sơn thường có sẵn ngay trong tủ đựng thẻ mã màu vì chúng được sử dụng thường xuyên. Các kỹ thuật viên sẽ thực hiện bước pha sơn và gia giảm màu theo chỉ dẫn của máy tính.

5. Xử lý thông tin màu sơn, váng và đông kết:

Các thông tin về các màu sơn thành phần chia làm 3 cột: tên miêu tả màu sơn, mã số màu và khối lượng cần dùng. Căn cứ trang in chỉ dẫn, kỹ thuật viên chọn các hộp sơn thành phần theo mã số ghi trên vỏ rồi đưa chúng lên dàn khuấy tự động để xử lý váng và đông kết. 

6. Hoàn thành mẫu sơn

Đặt một hộp rỗng sạch lên cân điện tử và lần lượt rót vào đó các màu sơn thành phần theo đúng khối lượng ghi trong chỉ dẫn. Cuối cùng, hộp sơn vừa pha được đưa lên máy khuấy thật kỹ.

Trong trường hợp sơn 1 phần của xe cũ. chuyên gia pha sơn sẽ kiểm tra màu đã pha và gia giảm thành phần đôi chút cho màu pha mới trùng hợp với độ bạc của màu xe cũ.

QUY TRÌNH LÀM ĐỒNG SƠN XE Ô TÔ CHUẨN 9 BƯỚC TẠI GARAGE QUÊ HƯƠNG

1. Tiếp Nhận Xe

Kiểm tra kỹ bề mặt, đánh dấu khu vực cần xử lý , trao đổi tiếp thu đầy đủ yêu cầu của khách hàng để giải quyết tốt nhất.

2. Làm đồng trong trường hợp thân vỏ xe bị biến dạng.

Nếu xe bị va chạm biến dạng khung sườn thân vỏ. Tiến hành nắn ép khung sườn, gò hàn đồng. Hoặc thay thế phần chi tiết thân vỏ bị biến dạng đưa xe về trạng thái cân đối đúng form như mới. Làm đồng tại An Phát dù xe va quẹt cũng được trả về trạng thái như mới tuyệt đối, hết hoàn toàn tình trạng khung sườn thân vỏ xe cong vênh móp méo gây mất cân bằng ổn định xe. Trả lại toàn diện tính thẩm mĩ. 

3. Mài nhám chuẩn bị bề mặt

Để lớp sơn đẹp bề mặt cần được làm sạch và mài nhẵn thì . Chuẩn bị bề mặt gồm các bước:

– Mài bốc sơn: Sử dụng nhám P80 bóc hết sơn những vùng bị trầy sước

– Phá mí và hạ mí: Sử dụng nhám P120 – P180 mài rộng vùng chân mí ít nhất 10mm, tạo độ bám dính cho các bước tiếp theo.

– Vệ sinh bề mặt: Dùng súng khí thổi sạch bề mặt, sau đó dùng xăng lau đều lên bề mặt chi tiết.

4. Sơn Chống Gỉ

Để bảo vệ bề mặt kim loại xe không bị ăn mòn:  Dùng súng 1,5 mm phun một lớp lên bề mặt chi tiết. Sau đó sấy khô sơn trống gỉ rồi vệ sinh bề mặt sơn bằng xăng, khăn sạch.

5. Làm Bả Matit

Bả matit để điền đầy những khu vực bị thiếu và tạo đường nét phù hợp cho bề mặt. Bả mattit gồm các công đoạn sau:

– Trộn matit: Trộn matit với chất đông cứng chính xác tỉ lệ theo chỉ định của nhà cung cấp.

– Bả matit: Làm từ 3 đến 4 lớp. Lớp đầu mỏng, ép chặt tay để tạo chân bám. Sau đó bả thêm để điền đầy khu vực bị hư hỏng. Lưu ý: không bả lên vùng chưa mài nhám.

– Kiểm tra điền đầy matit: dùng thước hoặc tay kiểm tra thật kĩ độ điền đầy của matit.

– Sấy Matit: dùng đèn hồng ngoại sấy trong thời gian 15 – 20 phút ở nhiệt độ 60 độ C.

– Phủ mực phủ: dùng mút xốp đính mực phủ xoa đều trên bề mặt bã matit.

– Chà matit (thanh chà): chà nhám P80-P240 trên bề mặt matit, lần nhám tiếp theo mở rộng dần, chà theo nhiều hướng khác nhau. Lưu ý: cần tránh để lại vết xước nhám.

– Kiểm tra lại bề mặt: đánh dấu những khu vực bị lỗi để xử lý, sơn lại chống gỉ nếu chà hở thép.

– Chà matit (máy quỹ đạo): cần chà nhiều hướng khác nhau, bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết.

– Vệ sinh bề mặt chi tiết: dùng súng khí thổi sạch bề mặt chi tiết, xịt xăng, dùng giẻ sạch lau đều bề mặt chi tiết. 

6. Sơn Lót Bề Mặt

Sơn lót bề mặt bước không thể thiếu trong quy trình sơn sửa chữa ô tô. Sơn lót bề mặt giúp chống độ hút của matit, tăng cường độ của màu, giúp nước sơn đẹp và hoàn hảo hơn.

– Che chắn chi tiết: lật ngược mí khi che chắn, tránh tạo gờ, khoảng cách che chắn cách khu vực 20-25 cm. .

– Phun sơn lót: Pha theo tỉ lệ hướng dẫn của sản phẩm, dùng súng 1,5, áp suất khí 1,3 – 1,5 bar, phun 2 đến 3 lượt theo thứ tự nhỏ dần. Mỗi lần sơn cách nhau 3 – 5 phút.

– Làm khô sơn lót: sấy trong vòng 15 phút ở nhiệt độ khoảng 60 độ C. Hoặc đợi khô tự nhiên.

– Kiểm tra và xử lý lỗ mọt: Dùng mắt quan sát bề mặt chi tiết sơn lót, kết hợp với ánh sáng để tìm ra những lỗi bề mặt. Dùng dao bả ép chặt các khu vực có lỗ mọt.

– Phủ mực phủ: Dùng mút xốp đính mực phủ xoa đều trên bề mặt bả matit. Dùng mực để kiểm tra bề mặt thường xuyên.

– Chà sơn lót (Thanh chà): Chà nhám P240 chỉ trên bề mặt matit, cấp nhám tiếp theo mở rộng dần, chà theo nhiều hướng khác nhau.

– Chà sơn lót (máy quỹ đạo): Xoa nhiều hướng khác nhau, bề mặt máy luôn vuông góc với chi tiết. Nếu chà hở matit, cần sơn lót lại.

– Vệ sinh và kiểm tra chi tiết: Dùng súng khí thổi sạch bề mặt chi tiết; Xịt xăng lau, dùng giẻ sạch lau đều trên bề mặt chi tiết. 

7. Phun Màu

– Che chắn chi tiết: tương tự như lần che chắn trước, cần lật ngược mí đối với khu vực sơn dặm, che chắn toàn bộ khu vực không sửa chữa.

– Pha màu sơn: Pha theo quy trình chuẩn

– Sử dụng giẻ dính bụi: Lau toàn bộ bề mặt đã được chà nhám hoặc phun sơn.

– Điều chỉnh súng sơn màu: Sơn màu áp suất khí (1.8 -2.0 bar), lượng sơn (2 -2.5 vòng), độ xòe (2 -2.5 vòng).

– Sơn màu ô tô: Độ chồng đè lớp sơn 50%, cách lượt phun 3 -5 phút, khoảng cách 20cm, luôn giữ súng vuông góc với bề mặt.

8. Sơn Bóng

– Làm khô bề mặt sơn: thiết lập nhiệt độ sấy khoảng 60 độ, sấy từ 25-30 phút. Cần kiểm tra nhiệt độ phỏng sấy thường xuyên để tránh rộp, chân kim. Hoặc để khô tự nhiên với thời gian dài hơn.

– Đánh bóng: Dùng cục mài sửa lỗi bụi sơn (nếu có); Phét lượng xi mỏng trên bề mặt (30- 30cm), đi nhẹ máy trên bề mặt rồi mới qua. 

9. Kiểm Tra Lần Cuối

– Kiểm tra lại lần cuối trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, ghi lại các điểm bất thường. Hiệu chỉnh sơn các vị trí lỗi nếu có theo đúng quy trình trên. 

GARAGE Garage Quê Hương – ĐỒNG SƠN XE HƠI CAO CẤP

Việc lựa chọn địa điểm để tân trang cho chiếc xe hơi của mình là một vấn đề vô cùng quan trọng. Có rất nhiều cơ sở nhận làm đồng sơn xe hơi nhưng không phải cơ sở sửa chữa, chăm sóc xe hơi nào cũng có trình độ và kĩ năng làm đồng sơn xe hơi cao cấp, đạt chất lượng.

Garage Quê Hương với nhiều năm kinh kiệm và sự kiểm  soát gắt gao trong từng khâu làm việc, cùng đội ngũ kĩ thuật có tay nghề cao. Đã luôn làm hài lòng tất cả những những khách hàng dù khó tính nhất. Công tác đồng Sơn tại Garage Quê Hương được làm bài bản đúng quy trình. Tỉ mỉ tới từng chi tiết dù nhỏ nhất, Vật liệu sơn luôn là những chất liệu tốt nhất phục vụ ngành sơn ô tô. Kĩ thuật viên được tuyển chọn và đánh giá mức độ hoàn thiện công việc liên tục trong từng sản phẩm.

Garage Quê Hương đã tạo ra thế mạnh và uy tín lớn trong ngành đồng sơn xe hơi tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Đến với An Phát chiếc xe của bạn sẽ được khôi phục lớp áo sơn như mới với độ bền dài lâu.

Gara An Phát Auto

Garage Quê Hương sửa chữa chăm sóc xe hơi cao cấp

Ngoài ra Garage Quê Hương còn là trung tâm sửa chữa bảo dưỡng và nâng cấp xe hơi cao cấp uy tín với nhiều hạng mục như: Sửa động cơ xe hơisửa gầm xe hơisửa điện xe hơi chuyên sâunâng cấp phiên bản xe hơi… Khi bạn có bất cứ vấn đề liên quan đến xe hơi hãy gọi ngay tới hotline 0917.88.3838 - 0908.33.77.99 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

VIDEO CLIP KHÁC